Những công dụng tuyệt vời của cây Đinh Lăng mà bạn không ngờ tới

Ngày đăng: 29-06-2021 - Chuyên mục: Cẩm nang sức khoẻ

Đinh Lăng là loại cây phổ biến trong đời sống hàng ngày, phân bố tại nhiều khu vực khác nhau. Bên cạnh việc sử dụng lá Đinh Lăng như một loại rau gia vị trong các bữa ăn thì loại cây này còn có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe mà bạn không ngờ tới. Cùng tìm hiểu những công dụng của cây Đinh Lăng qua nội dung bài viết dưới đây. 

1. Khái quát về cây Đinh Lăng 

Cây Đinh Lăng còn có tên gọi khác là cây Nam Dương Sâm, thuộc họ ngũ gia bì Araliaceae. Là loại cây thân nhẵn, không có gai. Cây có chiều cao trung bình từ 1 – 1,5m. Lá cây là loại lá kép 3 lần xẻ lông chim, lá chét có răng cưa không đều, có mùi thơm. Hoa Đinh Lăng phân thành cụm chùy ngắn gồm nhiều tán. Quả dẹt dày 1mm có vòi tồn tại. 

cong-dung-cay-dinh-lang-1

Đinh Lăng sử dụng chủ yếu là phần lá và rễ, trong đó lá Đinh Lăng có thể thu hái và sử dụng quanh năm. Rễ Đinh Lăng được thu hái vào mùa đông ở những cây có tuổi đời từ 4 – 5 năm.

2. Những thành phần dược liệu có trong cây Đinh Lăng 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thành phần nhựa có trong thân và rễ của cây Đinh Lăng có chứa các hoạt chất Glucoside, saponin, tannin, flavonoid, vitamin B1 các axit amin, lysin, cystein và methionin và một số chất vi lượng khác. 

Trong đó các bộ phận của cây Đinh Lăng có những công dụng khác nhau đối với sức khỏe như: 

  • Rễ Đinh Lăng làm thuốc bổ, thuốc lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu.
  • Lá Đinh Lăng chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy.
  • Thân và cành chữa tê thấp, đau lưng, đau thần kinh tọa.
  • Đinh Lăng có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hóa, bệnh thận.
  • Lá Đinh Lăng có tác dụng lợi sữa, ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ. 

cong-dung-cay-dinh-lang-2

3. Một số bài thuốc từ cây Đinh Lăng 

Dưới đây là một số bài thuốc sử dụng từ cây Đinh Lăng cho hiệu quả rõ rệt: 

  • Chữa mệt mỏi, cơ thể suy nhược: 

Bạn lấy rễ cây Đinh Lăng, rửa sạch rồi thái thành từng miếng nhỏ. Sau đó đem sắc với nước uống hàng ngày. Nước Đinh Lăng có tác dụng tăng cường sức dẻo dai cho cơ thể. 

  • Chữa ho lâu ngày: 

Đinh Lăng có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị bệnh ho lâu ngày không khỏi vớ bài thuốc: 

Rễ Đinh Lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá mỗi loại 8g, củ xương bồ 6g; gừng khô 4g cho vào nồi, thêm 600ml. Sắc đến khi còn 250ml nước thì tắt bếp và đổ ra bát. 

Chia lượng nước sắc thành 2 lần uống trong ngày, uống khi còn nóng để cho hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất. 

  • Chữa sưng đau khớp, vết thương: 

Sử dụng 40g lá Đinh Lăng tươi, rửa sạch, giã nhuyễn đắp vào vết thương hoặc các chỗ sưng đau. Lá Đinh Lăng có tác dụng rất tốt trong việc giảm sưng tấy, chấn thương, nhanh chóng làm lành vết thương. 

  • Chữa đau lưng, mỏi gối: 

Bạn lấy khoảng 30g thân và cành Đinh Lăng rửa sạch và sắc lấy nước uống. Nước sau khi sắc chia làm 3 lần uống trong ngày để nhanh chóng làm giảm các cơn đau lưng, mỏi gối. Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp cây Đinh Lăng với rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây trong việc điều trị các bệnh lý về đau lưng, mỏi gối, tê thấp…

  • Thông tắc tia sữa: 

Một trong những công dụng tuyệt vời từ Đinh Lăng là hỗ trợ thông tắc tia sữa, căng vú sữa ở phụ nữ đang cho con bú. 

Lấy 30g rễ cây Đinh Lăng đem sắc cùng 500ml nước, sắc đến khi còn 250ml thì đổ ra bát chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi còn nóng để cho hiệu quả tốt nhất.

  • Chữa liệt dương, yếu sinh lý: 

Nam giới có thể sử dụng bộ rễ của cây Đinh Lăng đem ngâm rượu, sử dụng với hàm lượng vừa phải trong các bữa ăn sẽ giúp tăng cường chức năng sinh lý, cải thiện tình trạng liệt dương hay rối loạn cương dương.

Ngoài ra lấy các loại Rễ Đinh Lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g; sa nhân 6g. Đem sắc lấy nước uống trong vòng 1 – 2 tháng để điều trị về bệnh lý liệt dương. 

  • Chữa viêm gan: 

Sử dụng rễ Đinh Lăng 12g; nhân trần 20g; ý dĩ 16g; chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12g; uất kim, nghệ, ngưu tất, mỗi vị 8g. Đem sắc lấy nước uống hàng ngày trong vòng 1 tháng để điều trị viêm gan. 

  • Chữa thiếu máu: 

Lấy rễ Đinh Lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.

cong-dung-cay-dinh-lang-3

  • Điều trị mất ngủ, an thần: 

Lấy lá non Đinh Lăng rửa sạch để loại bỏ các bụi bẩn, sau đó đem phơi khô, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời làm mất đi mùi thơm. Tiếp theo trộn với bông gòn và lá Đinh Lăng một lượng vừa đủ và phù hợp để làm ruột gối Đinh Lăng. Làm sao để ruột gối không bị nhiều Đinh Lăng gây mùi hắc, sẽ làm cho người bệnh khó ngủ hơn.

Trải gối xuống giường hoặc lót vào gối khi nằm ngủ sẽ có tác dụng rất tốt trong việc an thần, cho giấc ngủ ngon, sâu giấc. Bên cạnh đó cách làm gối Đinh Lăng còn có tác dụng hiệu quả trong việc giảm giật mình ở trẻ nhỏ khi đang ngủ. 

Bài viết đã giới thiệu đến bạn đọc những công dụng của cây Đinh Lăng cũng như các bài thuốc từ loại cây thảo dược này. Hãy cùng tham khảo và áp dụng các bài thuốc từ Đinh Lăng để mang đến hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất, an toàn nhất bạn nhé. 

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ BÌNH MINH HỮU CƠ

Youtube Chanel: www.youtube.com/channel/UCeX6vgZrLanXWUb38Xkt9oA