Đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo là loại thảo dược quý hiếm được sử dụng để khắc phục chứng suy giảm hệ miễn dịch, yếu sinh lý nam, bổ thận, chỉ huyết, trị liệt dương và nhiều bệnh lý khác.
Hiện nay, đông trùng hạ thảo tại Nepal và các nước đang có nguy cơ bị tiêu diệt do hoạt động săn lùng và khai thác không đúng cách.
- Tên khác: Trùng thảo, Hạ thảo đông trùng
- Tên khoa học: Cordyceps sinensis (Berk) Sacc.
- Họ: Nhục toà khuẩn (Hypocreaceae)
Mục lục bài viết
- 1 I. Mô tả về đông trùng hạ thảo
- 2 II. Vị thuốc đông trùng hạ thảo
- 3 III. Bài thuốc sử dụng đông trùng hạ thảo
- 3.1 1 – Bài thuốc chữa liệt dương, hoạt tinh, di tinh:
- 3.2 2 – Chữa động kinh, suy nhược thần kinh
- 3.3 3 – Cách dùng đông trùng hạ thảo cho người thiếu máu, liệt dương, di tinh
- 3.4 4 – Chữa chứng suy nhược cơ thể, viêm phế quản, ho lâu ngày
- 3.5 5 – Bài thuốc chữa đau lưng, mỏi gối, hen suyễn khó thở
- 3.6 6 – Bài thuốc chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh
- 3.7 7 – Chữa hen suyễn, suy nhược cơ thể thời gian dài
- 3.8 8 – Cải thiện chứng lao phổi, suy nhược lâu ngày
- 3.9 9 – Bổ thận, dưỡng âm, tăng cường khí huyết
- 3.10 10 – Bài thuốc cải thiện chứng mệt mỏi, tinh thần kém minh mẫn, thận hư
- 3.11 11 – Chữa chứng tiểu đêm, hoạt tinh, tinh loãng
- 3.12 12 – Cải thiện triệu chứng viêm đau dạ dày, phế thận lưỡng hư
- 3.13 13 – Cải thiện tỳ vị, suy nhược, máu nhiễm mỡ
- 3.14 14 – Dưỡng nhan, tăng cường gân cốt, điều hòa âm dương
- 4 IV. Kiêng kỵ khi sử dụng đông trùng hạ thảo
I. Mô tả về đông trùng hạ thảo
1. Đặc điểm của đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo vừa là động vật vừa là thực vật được kết hợp bởi nấm Cordyceps và sâu non. Vào mùa đông, nấm Cordyceps ký sinh trên cơ thể sâu non và lấy hết chất dinh dưỡng khiến cho ấu trùng chết. Cho đến khi mùa hè, nấm sẽ phát triển trồi lên mặt đất và được gọi là Đông Trùng Hạ Thảo. Trên thế giới có hơn 507 loài trùng thảo nhưng chỉ có loài Cordyceps Sinensis là được phân bố và sử dụng phổ biến.
Đông trùng hạ thảo có hình dáng của sâu non, dài khoảng 3 – 5cm, rộng khoảng 10mm. Thân có nhiều vân ngang, gần đầu có nhiều vân vòng nhỏ, toàn thân có khoảng 9 đôi chân, nhưng chỉ có 4 đôi chân ở bụng là rõ, đầu có chất sừng màu nâu đỏ. Sau khi khô, thân của đông trùng có màu vàng hoặc vàng kim.
Phần sâu non bên trong có màu trắng, mùi thơm, hơi rắn. Phần khuẩn tọa màu nâu sẫm, ký sinh ở trên đầu sâu non, phần đầu hơi phình to, hơi dẻo, dai và khó bẻ gãy sau khi sấy. Khuẩn tọa thường dài hơn sâu non, thẳng đứng, có hình như chiếc gậy, màu đen hoặc hơi tím sẫm, vỏ ngoài xù xì do các hạt nhỏ li ti bên ngoài. Quan sát dưới kính hiển vi có thể thấy, bên trong các hạt li ti có nhiều nang bào tử.
2. Đặc điểm dược liệu
Đặc điểm phần đông trùng được sử dụng để làm thuốc gồm cả nấm và sâu non. Đặc điểm cụ thể đó là:
- Dược liệu có màu vàng hoặc vàng nâu.
- Bên trong rỗng hoặc đặc, đường kính khoảng 4mm.
- Chiều dài của nấm và sâu khoảng 11cm.
3. Nơi phân bố
Đông trùng hạ thảo thường được thu hoạch phổ biến vào mùa hè ở vùng núi cao trên 4.000m. Ban đầu, chúng được tìm thấy ở vùng cao nguyên Thanh Tạng, Cam Túc, Vân Nam và Tứ Xuyên (Trung Quốc). Tuy nhiên, hiện nay các loại nấm thuộc chi Ophiocordyceps và Cordyceps đã được tinh chế và nuôi trồng trên quy mô công nghiệp.
4. Bộ phận được dùng làm dược liệu
Hầu hết các bộ phận của đông trùng hạ thảo đều được sử dụng để làm thuốc. Trong đó, khuẩn tọa, khuẩn ty và xác ấu trùng được sử dụng phổ biến.
5. Thu hoạch – Sơ chế
Đông trùng hạ thảo được thu hoạch vào mùa hè từ tháng 3 – 7 hằng năm. Sau khi thu hoạch, đông trùng hạ thảo được mang đi rửa sạch và sấy khô.
6. Bào chế thuốc
Cách dùng đông trùng hạ thảo phổ biến nhất đó là ngâm rượu. Ngoài ra, người ta còn bào chế nguyên liệu thành viên nang để thuận tiện cho việc bảo quản và sử dụng.
7. Bảo quản
– Cách 1: Cho đông trùng hạ thảo vào túi nhựa kín gió để tránh không khí bay vào. Sau đó, bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh với nhiệt độ tầm 4 độ C.
– Cách 2: Phơi khô nguyên liệu, sau đó cho vào túi nhựa bảo quản. Mỗi túi đông trùng hạ thảo có thể cho thêm 1 ít tiêu khô sau đó cho vào những nơi khô thoáng và có ánh nắng mặt trời.
– Cách 3: Đem đông trùng hạ thảo đi ngâm rượu gạo nguyên chất khoảng 3 tháng thì có thể dùng được. Ngâm rượu theo tỷ lệ 1:1.
8. Thành phần hóa học
Theo một số phân tích thành phần hóa học trong sinh khối đông trùng hạ thảo cho thấy:
- Có khoảng 17 loại axit amin.
- D-mannitol
- Lipit
- Các nguyên tố vi lượng như Al, Si, Na, K,…
- Cordiceptic acid
- Adenosine
- Cordycepin
- Hydroxyethyl-adenosine
- Vitamin A, B, E, C, K,…
- Hoạt chất HEAA (Hydroxy-Etyl-Adenosin- Analogs)
II. Vị thuốc đông trùng hạ thảo
1. Tính vị
Đông trùng hạ thảo có vị ngọt, tính ấm.
2. Quy kinh
Được quy vào 2 kinh là thận và phế, tác dụng ích khí, chỉ huyết, trừ đờm.
3. Tác dụng dược lý của đông trùng hạ thảo
Dựa vào kết quả nghiên cứu được công bố trên Tập San Nấm Dược Liệu Quốc Tế (International Journal of Medicinal Mushrooms), đông trùng hạ thảo gồm các công dụng sau:
- Bồi bổ, chống suy nhược
Một số nghiên cứu đã chỉ ra, việc sử dụng đông trùng hạ thảo có thể cung cấp cho cơ thể lượng lớn axitamin, khoáng chất và một số nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho việc phục hồi cơ thể suy nhược. Đồng thời, đông trùng hạ thảo còn kích thích sản sinh ATP (Adenozin triphotphat) và oxy tăng cường trao đổi chất, làm giảm triệu chứng mỏi mệt. Vì vậy, đông trùng hạ thảo còn được sử dụng nhiều cho người suy nhược, người thường xuyên thức khuya làm việc, người bị gầy yếu,…
- Tăng cường hệ miễn dịch
Đông trùng hạ thảo còn chứa Selen – chất hiếm có khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và tạo hàng rào ngăn ngừa một số tác nhân gây bệnh. Nghiên cứu năm 1996 đã khiến các nhà nghiên cứu kinh ngạc khi phát hiện ra khả năng ức chế hệ miễn dịch của đông trùng hạ thảo.
- Làm giảm lượng Cholesterol
Có bằng chứng cho thấy, đông trùng hạ thảo có tác dụng trong việc làm giảm lượng Cholesterol trong máu và thường được sử dụng cho người mắc bệnh giàu Cholesterol, bệnh nhân béo phì.
- Tác dụng của đông trùng hạ thảo là cải thiện chức năng sinh lý
Nghiên cứu ban đầu cho thấy, trong đông trùng hạ thảo có chứa thành phần CordyMax Cs-4, một loại hợp chất có khả năng cải thiện ham muốn tình dục ở cả nam và nữ giới. Ngoài ra, nó còn có khả năng điều hòa nội tiết tố, cải thiện chứng lạnh tử cung, bất lực, vô sinh,…
- Kiểm soát tiểu đường, ổn định đường huyết
Một công dụng nữa của đông trùng hạ thảo đó là điều tiết và cân bằng lượng đường huyết trong cơ thể. Các cuộc thử nghiệm đã chỉ ra, có khoảng 90% bệnh nhân điều trị tiểu đường có dấu hiệu chuyển biến sau khi sử dụng đông trùng hạ thảo mỗi ngày.
- Khắc phục các bệnh liên quan đến thận
Đông trùng hạ thảo có khả năng làm tăng 17 – hydroxy-corticosteroid và 17 – ketosteroid trong cơ thể nên nó có khả năng kích thích phục hồi chức năng thận và một số bệnh lý liên quan. Người bị suy thận mãn tính, tổn thương thận, suy giảm chức năng thận cũng có thể sử dụng loại đông dược này để khắc phục bệnh.
- Cải thiện các triệu chứng về phổi
Đông dược này còn có khả năng tăng cường oxy cho phổi, bên cạnh đó với đặc tính ấm, nó còn được dùng trong các bài thuốc cải thiện các bệnh lý có liên quan đến hệ hô hấp. Bao gồm một số bệnh nghiêm trọng như hen suyễn, viêm phế quản, tắc nghẽn phổi mãn tính,…
- Tác động đến hệ tim mạch
Hoạt chất deoxy-adenosine, nucleotide adenosine, adenosine hay các nucleotide tự do trong đông trùng hạ thảo có tác dụng hỗ trợ điều chỉnh và ổn định nhịp tim. Ngoài ra, hàm lượng D-mannitol còn giúp ích cho việc làm giãn nở cơ tim, mạch máu, điều chỉnh lượng cholesterol và lipo-protein nên rất cần thiết cho hệ tim mạch, thần kinh.
- Tác động đến một số bệnh lý về gan
Ngoài ra, công dụng của đông trùng hạ thảo đối với bệnh gan cũng được rất nhiều người biết đến. Hơn nữa, loại đông dược này còn giúp làm tăng hiệu quả hoạt động của gan, điều trị các bệnh về gan, đào thải virus viêm gan,…
- Làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư
Thành phần Selen trong đông trùng hạ thảo vừa có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và đồng thời còn làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư. Các nghiên cứu lâm sàng tại Nhật Bản và Trung Quốc cũng đã chỉ ra bệnh nhân ung thư đang hóa trị và kết hợp tiêm khoảng 6g đông trùng hạ thảo mỗi ngày có thể làm giảm kích thước khối u một cách đáng kể.
- Chống lão hóa, làm đẹp da
Sau tuổi 30, làn da và cơ thể người phụ nữ bắt đầu có dấu hiệu lão hóa nhanh, đặc biệt là những phụ nữ sau sinh. Do đó, việc sử dụng đông trùng hạ thảo mỗi ngày còn giúp làm chậm quá trình oxy hóa, tái tạo làn da và ngăn chặn các dấu hiệu lão hóa da như nám, tàn nhang, sạm da,… Bên cạnh đó, loại đông dược này còn có tác dụng làm chậm quá trình tiền mãn kinh, cân bằng nội tiết tố, chống suy nhược cơ thể,…
4. Cách dùng và liều lượng
Tùy vào các yếu tố như tuổi tác, sức khỏe và một số điều kiện khác mà liều lượng đông trùng được chỉ định cũng khác nhau. Ở thời điểm hiện tại, chưa có bất cứ nghiên cứu nào xác định cụ thể phạm vi liều lượng đông trùng hạ thảo thích hợp.
Mặc dù đây là đông dược tự nhiên nhưng không có nghĩa là nó luôn an toàn và dùng ở bất cứ liều lượng nào cũng được. Hãy tuân thủ nguyên tắc và liều lượng sản phẩm theo chỉ định của bác sĩ và người có chuyên môn. Trung bình mỗi ngày dùng khoảng 6-12g đông dược dạng rượu thuốc là đủ.
5. Độc tính
Thuốc đông trùng hạ thảo khi không được sử dụng đúng liều lượng cũng có thể gây ra một số phản ứng như sau:
- Làm rối loạn nhịp thở
- Thiếu máu
- Nhiễm trùng đường hô hấp
- Chóng mặt
III. Bài thuốc sử dụng đông trùng hạ thảo
1 – Bài thuốc chữa liệt dương, hoạt tinh, di tinh:
– Nguyên liệu:
- 6g đông trùng hạ thảo
- 8g dâm dương hoắc
- 12g ba kích
- 12g hà thủ ô
– Thực hiện:
- Tán mịn đông trùng hạ thảo, để riêng trong chén sạch.
- Các nguyên liệu còn lại đem sắc nước cho đến khi còn khoảng 300ml.
- Hòa bột đông trùng hạ thảo vào hỗn hợp trên và chia thành 2 – 3 lần, uống hết trong ngày.
2 – Chữa động kinh, suy nhược thần kinh
– Nguyên liệu:
- 3g trùng thảo
- 1 cái óc lợn
– Thực hiện:
- Sau khi sơ chế thì cho nguyên liệu vào nồi chưng cách thủy với lửa nhỏ.
- Cho đến khi nguyên liệu chín nhừ thì nêm gia vị và chia thành 2 lần ăn.
- Sử dụng món ăn này khi đói.
3 – Cách dùng đông trùng hạ thảo cho người thiếu máu, liệt dương, di tinh
– Nguyên liệu:
- 10g trùng thảo
- 100g thịt nạc
– Thực hiện:
- Thịt heo đem rửa sạch, thái lát, ướp gia vị.
- Cho thịt, trùng thảo vào nồi đem ninh nhừ và nếm gia vị cho vừa ăn.
- Chia thành 1 – 2 lần ăn trong ngày.
4 – Chữa chứng suy nhược cơ thể, viêm phế quản, ho lâu ngày
– Nguyên liệu:
- 6g đông trùng
- 6g khoản đông hoa
- 8g tang bạch bì
- 3g cam thảo
- 3g tiểu hồi
– Thực hiện:
- Tán mịn đông trùng, để riêng.
- Các vị thuốc khác thì đem sắc với 700ml nước cho đến khi còn khoảng 200ml.
- Sau đó hòa với bột đông trùng và chia thành 3 lần uống hết trong ngày.
5 – Bài thuốc chữa đau lưng, mỏi gối, hen suyễn khó thở
– Nguyên liệu:
- 8g đông trùng
- 8 con chim cút
- gia vị.
– Thực hiện:
- Sơ chế chim cút và đem đi ngâm với nước sôi khoảng 1 phút, vớt ra để nguội.
- Chia trùng thảo ra thành 8 phần bằng nhau, sau đó cho vào bụng chim cút và khâu chặt lại.
- Đặt chim cút vào nồi nước để luộc với gia vị, muối tiêu và đậy kín, ninh khoảng 40 phút là được.
- Chia thành các phần nhỏ và ăn dần.
6 – Bài thuốc chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh
– Nguyên liệu:
- 30g trùng thảo
- 500ml rượu trắng 40 độ
– Thực hiện:
- Cho trùng thảo và bình ngâm với rượu khoảng 15 – 30 ngày thì có thể dùng được.
- Mỗi bữa ăn dùng khoảng 20ml, ngày dùng khoảng 2 – 3 lần.
7 – Chữa hen suyễn, suy nhược cơ thể thời gian dài
– Nguyên liệu:
- 5 – 10 con trùng thảo
- 1 con vịt
– Thực hiện:
- Rửa sạch vịt, sau đó rạch vùng cổ và cho trùng thảo vào, khâu kín.
- Cho vịt vào nồi cùng gia vị, chút rượu, giấm và ninh nhừ với lửa vừa.
- Dùng món này mỗi khi đói.
8 – Cải thiện chứng lao phổi, suy nhược lâu ngày
– Nguyên liệu:
- 100g thịt gà
- 15g sơn dược
- 15g trùng thảo
– Thực hiện:
- Thịt gà sau khi sơ chế thì đem ướp gia vị, cho vào nồi cùng sơn dược, trùng thảo và nước để nấu cho đến khi nhừ.
- Nêm gia vị và dùng món ăn khi còn nóng.
-
9 – Bổ thận, dưỡng âm, tăng cường khí huyết
– Nguyên liệu:
- 5g đông trùng
- 500g nước ngọt
- 10 quả táo đỏ, bỏ hạt
- vài lát gừng tươi
– Thực hiện:
- Chế biến sạch cá, sau đó ướp gia vị và cho vào nồi hấp cách thủy cùng các nguyên liệu còn lại.
- Sau khi cá chín thì nêm gia vị cho vừa ăn và nhắc xuống để dùng.
10 – Bài thuốc cải thiện chứng mệt mỏi, tinh thần kém minh mẫn, thận hư
– Nguyên liệu:
- 9g đông trùng hạ thảo
- 12g nhân sâm
- 12g đương quy
- 12g kỷ tử
- 100g sườn heo
- Gia vị
– Thực hiện:
- Sườn heo đem đi rửa sạch, ướp gia vị.
- Sau đó cho các nguyên liệu vào chung nồi và hầm chín.
- Chia thành 2 – 3 lần và ăn hết trong ngày.
11 – Chữa chứng tiểu đêm, hoạt tinh, tinh loãng
– Nguyên liệu cần:
- 18g đông trùng hạ thảo
- 500g thịt dê
- 40g hoài sơn
- 4 lát gừng tươi
- 15g câu kỷ tử
- 4 quả chà là
- Gia vị
– Thực hiện:
- Thịt dê đem rửa sạch, cắt lát và trụng qua nước sôi để khử mùi.
- Các nguyên liệu còn lại sau khi rửa sạch thì cho vào nồi đất với lượng nước vừa đủ và hầm với lửa nhỏ.
- Hầm trong khoảng 2 giờ thì nêm gia vị cho vừa ăn và nhắc xuống.
- Mỗi tuần dùng món này khoảng 2 – 3 lần.
12 – Cải thiện triệu chứng viêm đau dạ dày, phế thận lưỡng hư
– Nguyên liệu:
- 1 con ba ba
- 10g đông trùng hạ thảo
- 10 quả đại táo
- Gia vị: hành lá, gừng, tỏi, hạt nêm, muối, đường,..
– Thực hiện:
- Ba ba cắt bỏ đầu, chia thành 4 miếng và cho vào nồi luộc với nước sôi.
- Sau đó, cho ba ba vào cùng bát với đông trùng hạ thảo, đại táo, gừng, hành, tỏi và cho vào nồi hấp cách thủy khoảng 2 tiếng.
- Dùng món ăn này trong ngày và nên ăn ngay khi còn nóng.
13 – Cải thiện tỳ vị, suy nhược, máu nhiễm mỡ
– Nguyên liệu cần:
- 3g đông trùng
- 20g sơn dược
- 20g hoàng kỳ
- 100g gạo nếp
– Thực hiện:
- Hoàng kỳ đem sắc lấy nước, lọc bỏ bã.
- Sau đó cho trùng thảo, sơn dược và gạo nếp vào nước thuốc để nấu thành cháo.
- Nên dùng món cháo này vào buổi sáng hoặc tối để cải thiện tỳ vị, chống mệt mỏi.
14 – Dưỡng nhan, tăng cường gân cốt, điều hòa âm dương
– Nguyên liệu cần:
- 5g trùng thảo
- 1 con gà ác
- 100g hồ đào bỏ hạt
- 30g táo đỏ
- 4 lát gừng tươi
– Thực hiện:
- Gà ác sau khi sơ chế thì đem ướp gia vị.
- Cho các nguyên liệu còn lại vào rồi nấu chung với nước cho đến khi gà chín.
- Nêm gia vị cho vừa ăn và dùng khi còn nóng.
IV. Kiêng kỵ khi sử dụng đông trùng hạ thảo
1. Đối tượng không nên sử dụng đông trùng hạ thảo?
Loại đông dược này được khuyến nghị đối với một số trường hợp sau:
- Phụ nữ mang thai và cho con bú
- Mắc các bệnh tự miễn như đa xơ cứng, lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp,…
- Người bị rối loạn chứng đông máu.
- Người mới phẫu thuật hoặc chuẩn bị phẫu thuật.
2. Tương tác thuốc
Đông trùng hạ thảo còn có nguy cơ dẫn đến một số tương tác với:
- Cyclophosphamide (Cytoxan, Neosar)
- Thuốc làm giảm hệ thống miễn dịch như basiliximab (Simulect), cyclosporine (Neoral, Sandimmune ), daclizumab (Zenapax), azathioprine (Imuran), mycophenolate (CellCept), siracimimus, tacrolimus (FK506, Prograf), muromonab-CD3 (OKT3, Orthoclone OKT3),…
- Prednison.
3. Một số lưu ý khi sử dụng đông trùng hạ thảo
Để sử dụng đông trùng hạ thảo an toàn, cần ghi nhớ những điều cụ thể sau đây:
- Xem xét tình trạng sức khỏe trước khi sử dụng đông dược.
- Không nên chế biến dược liệu quá lâu trên lửa lớn.
- Dùng nồi đất hoặc nồi sứ để chế biến thuốc.
- Sử dụng dược liệu theo liều lượng được chỉ định.
- Kiêng thực phẩm cay, nóng trong thời kỳ sử dụng đông trùng.
- Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt thì không nên sử dụng thuốc.
Trên đây là một số thông tin về đông trùng hạ thảo mà bạn đọc có thể tham khảo. Vui lòng tham khảo ý kiến chuyên gia khi bạn muốn tìm kiếm bài thuốc hoặc liều lượng sử dụng cụ thể.